Return to site

Bạn có nguy cơ cao mắc các bệnh lây qua đường tình dục không?

Các bệnh lây qua đường tình dục viết tắt là STDs (Sexually transmitted diseases) là những bệnh lây lan từ người này sang người khác khi giao hợp.

Các bệnh lây qua đường tình dục viết tắt là STDs (Sexually transmitted diseases) là những bệnh lây lan từ người này sang người khác khi giao hợp.

Phần lớn vi sinh vật gây bệnh thường lây truyền khi người này tiếp xúc trực tiếp với máu, tinh dịch, dịch âm đạo hoặc các chất dịch cơ thể của người khác.

Dấu hiệu mắc bệnh lây qua đường tình dục

Dấu hiệu bệnh tình dục sẽ khác nhau ở từng giai đoạn. Đa số người bệnh không thể biết mình mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục cho đến khi cơ thể có những biểu hiện rõ ràng hoặc khi được bác sĩ chẩn đoán bệnh.

Dấu hiệu mắc bệnh lây qua đường tình dục có thể bao gồm:

Nổi mụn nhọt ở bộ phận sinh dục, hậu môn hoặc vùng miệng

Đau rát khi đi tiểu

Dương vật tiết dịch bất thường

Âm đạo ngứa, chảy máu, có mùi hôi hoặc dịch âm đạo có màu sắc bất thường

Đau rát khi quan hệ tình dục

Đau hoặc sưng hạch bạch huyết ở vùng bẹn hoặc những vùng xung quanh

Đau bụng dưới

Phát ban ở bàn tay, bàn chân hoặc trên toàn bộ cơ thể.

Thời gian xuất hiện dấu hiệu bệnh tình dục dài hoặc ngắn khác nhau ở mỗi người. Điều này phụ thuộc vào loại vi khuẩn gây nhiễm trùng và cơ địa của từng người bệnh. Mặt khác, những biểu hiện trên có thể là dấu hiệu của một bệnh lý khác. Bạn cần được bác sĩ chẩn đoán chính xác để chọn cách điều trị phù hợp.

Nguyên nhân gây bệnh tình dục

Các bệnh lây qua đường tình dục phổ biến nhất hiện nay bao gồm: bệnh lậu, chlamydia, mụn rộp sinh dục, HIV, giang mai, sùi mào gà, trùng roi âm đạo, viêm gan B.

Kiểm tra nguy cơ mắc bệnh glôcôm (cườm nước)

Bệnh glôcôm (cườm nước) thường diễn tiến âm thầm, nếu không kịp thời phát hiện và điều trị, bạn có thể mất thị lực vĩnh viễn. 5 câu trắc nghiệm ngắn sau đây sẽ giúp bạn đánh giá nhanh nguy cơ mắc Glôcôm.

Tầm soát ngay!

Bạn mắc bệnh do cơ thể bị nhiễm các loại vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng gây bệnh. Mầm bệnh lây lan khi bạn có hành vi quan hệ tình dục không an toàn.

6 đối tượng có nguy cơ cao mắc các bệnh lây qua đường tình dục

Quan hệ tình dục không an toàn dễ khiến bạn mắc bệnh tình dục

Bất cứ ai có quan hệ tình dục với người khác đều có nguy cơ mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục. Song, 6 đối tượng sau đây có nhiều khả năng nhiễm bệnh hơn.

1. Người quan hệ không an toàn dễ mắc bệnh lây qua đường tình dục

Quan hệ tình dục an toàn là sử dụng các biện pháp bảo vệ bạn khỏi nguy cơ mang thai ngoài ý muốn hoặc bệnh tình dục khi giao hợp. Theo đó, dùng bao cao su được xem là cách bảo vệ bạn hiệu quả khỏi những nguy cơ đó.

Bao cao su hoạt động như một màng ngăn vật lý. Nó ngăn chặn việc tiếp xúc trực tiếp với dịch cơ thể giữa hai người đang giao hợp. Từ đó, nó giảm nguy cơ mắc bệnh tình dục.

Người không dùng bao cao su khi quan hệ có tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết cơ thể của đối phương. Điều này làm tăng nguy cơ mắc phải các bệnh tình dục.

2. Người thường xuyên quan hệ tình dục bằng miệng mà không có biện pháp bảo vệ

Quan hệ tình dục bằng miệng làm tăng khả năng mắc bệnh herpes môi (mụn rộp sinh dục) – một dạng bệnh tình dục phổ biển. Để hạn chế rủi ro này, bạn hãy sử dụng màng chắn nha khoa trong mỗi lần giao hợp.

Màng chắn nha khoa là những miếng vuông làm từ cao su hoặc silicone. Vật dụng này ngăn chặn sự tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết ra từ vùng kín của đối phương. Nhờ vậy, vật dụng này giúp bạn tăng khả năng chống lại các bệnh lây qua đường tình dục.

3. Quan hệ tình dục với nhiều người tăng nguy cơ mắc bệnh tình dục

Bạn càng quan hệ tình dục với nhiều người thì nguy cơ nhiễm bệnh tình dục càng cao. Điều này thường đúng với trường hợp một người cùng lúc có nhiều bạn tình hoặc người không có quan hệ chung thủy một vợ một chồng.

4. Có tiền sử mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục

Nếu bạn từng mắc bệnh tình dục, bạn cũng sẽ dễ bị một bệnh tình dục khác tấn công. Ví dụ, nếu bạn từng bị giang mai, lậu, herpes môi hoặc chlamydia, bạn cũng có khả năng cao bị lây nhiễm HIV nếu quan hệ tình dục cùng người dương tính với căn bệnh này.

5. Người tiêm chích ma túy

Người tiêm chích ma túy hoặc dùng chung kim tiêm với người khác dễ bị lây truyền nhiều căn bệnh tình dục nguy hiểm, bao gồm HIV. Đối tượng này cũng có khả năng lây lan cao cho người quan hệ tình dục với mình.

6. Người trẻ đang ở tuổi vị thành niên

Đa phần người trẻ ở tuổi vị thành niên đều chưa có trải nghiệm tình dục. Điều này có nghĩa là họ không có hoặc có rất ít khả năng đề kháng trước những yếu tố gây bệnh lây qua đường tình dục. Yếu tố này khiến trẻ vị thành niên trở thành đối tượng dễ mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục nếu quan hệ không dùng bao cao su.

Cách phòng tránh các bệnh lây qua đường tình dục

Sử dụng bao cao su đúng cách trong mỗi lần quan hệ để phòng bệnh lây nhiễm qua đường tình dục

Để phòng tránh các bệnh lây qua đường tình dục, bạn luôn phải dùng bao cao su đúng cách khi quan hệ. Biện pháp này có khả năng bảo vệ bạn đến 98% khỏi nguy cơ mắc bệnh tình dục và mang thai ngoài ý muốn.

Các thực hành tình dục an toàn khác cũng có thể giúp bạn phòng tránh bệnh, bao gồm:

Có mối quan hệ chung thủy một vợ một chồng

Không quan hệ tình dục khi nghi ngờ bản thân hoặc bạn tình đang mắc bệnh tình dục.

Tránh các hành vi tình dục làm tăng rủi ro lây nhiễm bệnh như làm chảy máu, rách da…

Tiêm vaccine phòng bệnh viêm gan B, HPV.

Các bệnh lây qua đường tình dục thường được điều trị bằng kháng sinh hoặc thuốc diệt ký sinh trùng. Tuy nhiên, có 4 bệnh không thể chữa khỏi là viêm gan B, herpes, HIV, HPV. Thuốc chỉ có thể giúp người bệnh kiểm soát triệu chứng. Để bảo vệ bản thân, bạn cần thực hiện nghiêm túc các nguyên tắc quan hệ tình dục an toàn.