Bệnh lậu giang mai là những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Lậu giang mai ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cũng như tinh thần của người bệnh. Hiệu quả điều trị bệnh phụ thuộc vào việc phát hiện bệnh sớm hay muộn. Và xét nghiệm là cách tốt nhất để biết bạn có bị nhiễm vi khuẩn lậu giang mai hay không. Dưới đây là các phương pháp xét nghiệm nhanh chóng, hiệu quả nhất hiện nay.
1. Nguyên nhân gây bệnh lậu giang mai, Chlamydia là gì?
Để chẩn đoán và điều trị hiệu quả thì nhất thiết phải tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh. Bệnh lậu giang mai đều là những bệnh xã hội có mức độ lây lan rộng. Nguyên nhân đều bắt nguồn từ những vi khuẩn nguy hiểm.
1.1. Nguyên nhân gây bệnh lậu
Bệnh lậu gây ra bởi vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae. Vi khuẩn này thường khu trú ở những nơi có môi trường ẩm ướt và kín như hậu môn, âm đạo, niệu đạo, cổ tử cung. Vi khuẩn này còn xuất hiện ở các vị trí khác như mắt, miệng. Chúng gây nên những tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Đặc biệt là các bệnh liên quan đến cơ quan sinh sản và sinh dục. Biến chứng nguy hiểm nhất đó là tình trạng vô sinh ở cả nam và nữ. Ở trẻ sơ sinh, bệnh có thể khiến trẻ bị mù lòa do biến chứng của lậu mắt.
bệnh lậu giang mai
Bệnh lậu gây ra bởi vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae
1.2. Nguyên nhân gây bệnh giang mai
Thủ phạm gây nên bệnh giang mai là xoắn khuẩn giang mai. Xoắn khuẩn này có tên gọi là Treponema pallidum. Xoắn khuẩn giang mai xâm nhập vào cơ thể thông qua da và niêm mạc bị tổn thương. Điển hình là qua giao hợp, qua các cơ quan sinh dục, hậu môn và miệng. Từ đó chúng đi vào hạch, chuyển vào máu và lây lan khắp cơ thể.
Bệnh giang mai gây nhiễm trùng và gây nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị đúng cách. Bệnh có thể gây rối loạn cảm giác, ảnh hưởng đến mạch máu, đến các cơ quan nội tạng, mắt,… và có thể lây truyền từ mẹ sang con.
bệnh lậu giang mai
Thủ phạm gây nên bệnh giang mai là xoắn khuẩn giang mai Treponema pallidum
1.3. Nguyên nhân gây bệnh Chlamydia
Bệnh do vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra. Đây cũng là một trong những bệnh tình dục phổ biến. Bệnh gây ảnh hưởng đến cả nam giới và nữ giới. Đặc biệt ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản của phụ nữ.
2. Các phương pháp xét nghiệm bệnh lậu giang mai nhanh và chính xác
Bệnh lậu giang mai có thể điều trị khỏi nếu được phát hiện và can thiệp kịp thời. Và xét nghiệm là cách tốt nhất để tìm ra bệnh.
2.1. Các kỹ thuật xét nghiệm bệnh lậu phổ biến
Hiện nay có 3 phương pháp xét nghiệm bệnh lậu được áp dụng phổ biến. Đây là các xét nghiệm cho kết quả nhanh và chính xác. Việc lấy mẫu xét nghiệm cũng rất đơn giản. Mẫu có thể được lấy từ hậu môn, niệu đạo, nước tiểu hoặc dịch tiết âm đạo.
2.1.1. Phương pháp xét nghiệm PCR
Đây là phương pháp được đánh giá có độ nhạy và độ đặc hiệu rất cao. Vì thế kỹ thuật PCR cho kết quả nhanh, chính xác và được nhiều người lựa chọn. Xét nghiệm này với mục đích tìm các gen DNA của vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây bệnh lậu. Chỉ sau vài giờ phân tích, bác sĩ sẽ nhận diện được mẫu DNA đặc trưng của vi khuẩn lậu nếu có. Và bệnh nhân sẽ nhận được kết quả chính xác sau 2 - 3 ngày.
bệnh lậu giang mai
Xét nghiệm bệnh lậu bằng phương pháp PCR có kết quả nhanh và chính xác
2.1.2. Phương pháp nuôi cấy vi khuẩn
Đây là kỹ thuật được sử dụng rất hiệu quả trong chẩn đoán bệnh lậu. Bệnh nhân sẽ được lấy bệnh phẩm tại cơ quan sinh dục, trực tràng, hậu môn hoặc cổ họng, mắt. Mẫu bệnh phẩm sẽ được nuôi cấy trong môi trường thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae. Nếu có sự tăng trưởng của vi khuẩn tức là bệnh nhân có kết quả dương tính và đã mắc bệnh lậu. Ngược lại, bệnh nhân có kết quả âm tính.
Phương pháp nuôi cấy cho thấy các kết quả rất chính xác. Tuy nhiên nhược điểm là tạo được môi trường nuôi cấy cho vi khuẩn lại khá phức tạp. Nếu kỹ thuật nuôi cấy gặp sai sót, kết quả sẽ không chính xác. Hơn nữa thời gian nuôi cấy lâu. Thông thường là từ 3 - 5 ngày.
Kỹ thuật nuôi cấy vi khuẩn lậu cũng được áp dụng để đánh giá xem chúng có kháng thuốc kháng sinh hay không. Sau đó bác sĩ tìm ra phác đồ điều trị phù hợp cho bệnh nhân.
2.1.3. Phương pháp nhuộm soi
Kỹ thuật nhuộm soi thường được áp dụng để chẩn đoán vi khuẩn lậu ở nam giới. Phương pháp này sử dụng thuốc nhuộm đặc biệt. Nhờ đó có thể dễ dàng quan sát vi khuẩn lậu dưới kính hiển vi. Mẫu bệnh phẩm trong nhuộm soi thường là dịch niệu đạo hoặc mẫu nước tiểu đầu dòng.
Với bệnh nhân nữ, phương pháp này ít được áp dụng. Do ở nữ vi khuẩn lậu lan tỏa nhiều vị trí. Vì thế nhuộm gram không cho kết quả chính xác bằng các phương pháp xét nghiệm khác.
Nhuộm gram có ưu điểm là cho kết quả nhanh. Chỉ 60 phút sau khi lấy mẫu xét nghiệm tại cơ sở y tế là bạn đã có kết quả chẩn đoán.
2.2. Các kỹ thuật xét nghiệm bệnh giang mai
Bệnh giang mai cũng có nhiều phương pháp xét nghiệm khác nhau. Dựa vào từng giai đoạn phát triển của bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp. Dưới đây là một số phương pháp thường được sử dụng:
2.2.1. Xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu thường được áp dụng với bệnh nhân mắc giang mai từ thời kỳ 1 trở đi. Do lúc này vi khuẩn xoắn ăn sâu đi vào máu. Do đó xét nghiệm máu rất dễ dàng để phát hiện ra một người có bị bệnh hay không.
bệnh lậu giang mai
Xét nghiệm máu được sử dụng phổ biến trong chẩn đoán bệnh giang mai
2.2.2. Soi dưới kính hiển vi
Kỹ thuật này được áp dụng cho bệnh nhân mắc giang mai có biểu hiện ra bên ngoài. Người bệnh sẽ được lấy mẫu bệnh phẩm tại các vết loét trên cơ thể. Mẫu bệnh phẩm này sẽ được soi dưới kính hiển vi để tìm ra xoắn khuẩn.
2.2.3. Xét nghiệm bằng dịch não tủy
Xét nghiệm bằng dịch não tủy được áp dụng cho bệnh nhân bị giang mai nặng. Lúc này xoắn khuẩn đã xâm nhập vào hệ thần kinh trung ương. Do đó xét nghiệm dịch não tủy cho kết quả rất nhanh và chính xác.
2.2.4. Xét nghiệm RPR và TPHA
Xét nghiệm RPR và TPHA được áp dụng để chẩn đoán bệnh giang mai giai đoạn đầu. Thông thường là từ 10 - 90 ngày sau lây nhiễm. Mẫu bệnh phẩm sẽ được lấy từ các nốt loét và được soi để tìm xoắn khuẩn giang mai.
Giai đoạn 2 của bệnh từ sau 12 tuần đến 3 năm, xét nghiệm này cho biết chính xác bệnh nhân có mắc giang mai hay không. Phương pháp này dựa vào thử kháng thể máu để theo dõi việc điều trị bệnh có đáp ứng hay không. Nếu dương tính người đó đã nhiễm bệnh và ngược lại.
2.3. Kỹ thuật xét nghiệm bệnh Chlamydia
Xét nghiệm bệnh Chlamydia bao gồm các phương pháp: Xét nghiệm Chlamydia dịch (Quick test), xét nghiệm Chlamydia IgG và Chlamydia IgA và xét nghiệm Chlamydia PCR
Như vậy, hiện nay có khá nhiều kỹ thuật xét nghiệm bệnh lậu giang mai, Chlamydia. Tùy thuộc vào biểu hiện bệnh của mỗi người, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp. Xét nghiệm lậu giang mai nhìn chung đơn giản và không gây đau đớn gì. Do đó nếu nghi ngờ nhiễm bệnh, bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín để khám và điều trị.
3. Địa chỉ xét nghiệm bệnh lậu giang mai, Chlamydia tốt nhất hiện nay
Hiện nay có nhiều cơ sở y tế có thể thực hiện xét nghiệm bệnh lậu giang mai, Chlamydia. Tuy nhiên PK Đa Khoa Quốc Tế vẫn là lựa chọn hàng đầu của khách hàng. Xét nghiệm ở đây có rất nhiều lợi thế.