Chất béo nội tạng đôi khi được gọi là "chất béo chủ động" bởi vì nó có thể chủ động làm tăng nguy cơ về các vấn đề nghiêm trọng của sức khỏe.
1. Chất béo nội tạng là gì?
Chất béo nội tạng là một loại chất béo mà cơ thể lưu trữ ở trong khoang bụng. Nó có vị trí gần với một số cơ quan quan trọng bao gồm gan, dạ dày và ruột. Nó cũng có thể tích tụ trong các động mạch.
Chất béo nội tạng nằm trong khoang bụng, và không dễ dàng để nhìn thấy được.
2. Làm thế nào được đánh giá chất béo nội tạng?
Cách duy nhất để chẩn đoán chắc chắn chất béo nội tạng là chụp CT hoặc MRI.
Chụp MRI
Đánh giá tình trạng chất béo nội tạng bằng phương pháp chẩn đoán hình ảnh
Một cách dễ dàng để biết cơ thể bạn có chất béo nội tạng hay không là đo kích thước vòng eo. Nếu bạn là phụ nữ và vòng eo của bạn có kích thước từ 35 inch trở lên, bạn có nguy cơ gặp các vấn đề về sức khỏe từ chất béo nội tạng. Đàn ông có nguy cơ gặp các vấn đề về sức khỏe khi vòng eo của họ có kích thước từ 40 inch trở lên.
Chất béo nội tạng thường được đánh giá theo thang điểm từ 1 đến 59 khi được chẩn đoán bằng máy phân tích chất béo cơ thể hoặc quét MRI. Mức chất béo nội tạng lành mạnh là ở dưới 13. Nếu xếp hạng của bạn là 13-16 thì là chất béo nội tạng có nguy hiểm, bạn nên thay đổi lối sống ngay lập tức.
3. Biến chứng chất béo nội tạng
Chất béo nội tạng có thể bắt đầu gây ra các vấn đề sức khỏe ngay lập tức. Nó có thể làm tăng việc kháng insulin, ngay cả khi không bị tiểu đường hoặc tiền tiểu đường. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng điều này có thể là do định lượng retinol-binding protein làm tăng sự kháng insulin được tiết ra từ loại chất béo này. Chất béo nội tạng cũng có thể làm tăng huyết áp nhanh chóng.
Quan trọng nhất, chất béo nội tạng có nguy hiểm dư thừa trong cơ thể làm tăng nguy cơ phát triển một số bệnh, đe dọa đến tính mạng. Bao gồm:
Đau tim và bệnh tim
Tiểu đường tuýp 2
Đột quỵ
Ung thư vú
Ung thư đại trực tràng
Bệnh Alzheimer
Bệnh Alzheimer
Chất béo nội tạng dư thừa trong cơ thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer
4. Làm thế nào để loại bỏ chất béo nội tạng
May mắn thay, chất béo nội tạng cực kỳ dễ loại bỏ bằng cách tập thể dục, chế độ ăn uống và thay đổi lối sống. Với mỗi pound bạn giảm được, bạn cũng sẽ mất một số lượng chất béo nội tạng trong đó.
banner image
4.1 Tập luyện thể chất
Khi có thể, bạn nên tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày. Hãy chắc chắn có nhiều bài tập cardio và rèn luyện sức mạnh. Cardio bao gồm các bài tập aerobic, như đạp xe hoặc chạy, sẽ giúp đốt cháy chất béo nhanh hơn. Tập luyện thể chất sẽ từ từ đốt cháy nhiều calo hơn theo thời gian khi cơ bắp của bạn khỏe hơn và tiêu thụ nhiều năng lượng hơn. Lý tưởng nhất là tập 30 phút cardio 5 ngày một tuần và rèn luyện thể lực ít nhất 3 lần mỗi tuần.
4.2 Giảm căng thẳng trong cuộc sống
Hormone căng thẳng cortisol thực sự có thể làm tăng lượng chất béo nội tạng mà cơ thể bạn dự trữ, do đó, giảm căng thẳng trong cuộc sống sẽ giúp bạn dễ dàng giảm cân hơn. Tập thiền, thở sâu và quản lý căng thẳng.
4.3 Ăn uống thông minh
Các nghiên cứu cho thấy rằng nhiều canxi và vitamin D trong cơ thể bạn có thể liên quan đến chất béo nội tạng ít hơn. Vì vậy, nên sử dụng các loại rau lá xanh như rau cải và rau bina, đậu phụ và cá mòi cũng là những lựa chọn tốt.
Bổ sung nhiều thực phẩm chứa canxi và vitamin D trong thực đơn hàng ngày
Loại bỏ các thực phẩm chế biến sẵn, nhiều đường, nhiều chất béo khỏi chế độ ăn uống của bạn, và bổ sung thêm protein nạc, rau và các loại carbs phức tạp như khoai lang, đậu và đậu lăng.
Sử dụng các phương pháp nấu ăn ít chất béo, chẳng hạn như nướng, luộc, thay vì chiên. Khi bạn sử dụng dầu, hãy dùng những loại tốt cho sức khỏe như dầu ô liu thay vì bơ hoặc dầu đậu phộng.
4.4 Khám sức khỏe định kỳ
Nếu bạn là đàn ông và vòng eo của bạn hơn 40 inch, hoặc nếu bạn là phụ nữ và vòng eo của bạn hơn 35 inch, bạn nên hẹn gặp bác sĩ và thảo luận về những nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe và thay đổi lối sống.
Bác sĩ của bạn có thể kiểm tra các nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe liên quan đến tỷ lệ chất béo nội tạng cao bằng các xét nghiệm như xét nghiệm máu hoặc quét ECG, và họ có thể giới thiệu bạn đến một chuyên gia dinh dưỡng.