Return to site

Người bệnh Polyp túi mật nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Chào bác sĩ, tôi được chẩn đoán có polyp trong túi mật và chưa cần điều trị chỉ cần theo dõi định kỳ và kết hợp chế độ ăn uống hợp lý. Xin hỏi bác sĩ, với loại bệnh lý này thì người bệnh nên ăn gì và cần phải kiêng ăn gì?

Chào bạn,

Polyp túi mật là loại bệnh lý đang ngày một phổ biến hiện nay. Đa phần tỷ lệ 92-95% polyp được xác định là lành tính và người bệnh có thể chung sống hoà bình với bệnh. Tuy nhiên, khả năng biến chứng và phát triển ác tính thành ung thư vẫn có thể xảy ra nếu người bệnh không theo dõi, điều trị kịp thời.

Một chế độ ăn uống đúng cách cũng là một trong những yếu tố quan trọng giúp cải thiện tình trạng bệnh cũng như hạn chế mức thấp nhất nguy cơ tiến triển xấu của bệnh. Do đó người bệnh polyp túi mật cần nắm rõ về các nhóm thực phẩm nên kiêng và nên ăn để xây dựng chế độ ăn khoa học.

broken image

1. Nhóm thực phẩm nên kiêng

– Thức ăn dầu mỡ: các loại thực phẩm giàu chất béo như bơ, phô mai, nội tạng, mỡ hay da động vật (heo, gà, vịt,…), lòng đỏ trứng, các món ăn chiên xào, thức ăn nhanh (gà rán, khoai tây chiên,…).

– Đường: sử dụng nhiều các món ăn chứa nhiều đường, nhất là đường hóa học như socola, bánh, kẹo ngọt, các loại nước có gas, nước hoa quả đóng gói sẵn,… có thể kích thích sự phát triển của polyp.

– Sữa: bạn nên hạn chế uống sữa, thay thế bằng các loại sữa ít béo, ít hoặc không đường để giúp giảm những cơn đau ở hạ sườn phải.

– Các chất kích thích: không sử dụng các thức uống ảnh hưởng đến tình trạng bệnh của bạn như cafe, rượu, bia, thuốc lá,…

2. Nhóm thực phẩm nên ăn

– Protein: bạn nên bổ sung các loại thịt không mỡ hoặc thay thế bằng các loại hải sản (cá, tôm, cua,…), đồng thời sử dụng các loại protein thực vật như đậu nành, đậu tương, hạnh nhân,…

– Tinh bột: thay vì sử dụng loại tinh bột đã tinh chế như thông thường như cơm trắng, bạn có thể dùng các loại ngũ cốc nguyên cám như gạo lứt, yến mạch, kê,… để cung cấp chất xơ cùng các chất chống oxy hóa cho cơ thể.

– Chất béo: bạn không nên loại bỏ hoàn toàn chất béo ra khỏi bữa ăn hằng ngày của mình mà có thể dùng các loại chất béo không no có trong các loại hải sản (nhất là cá hồi, cá ngừ, cá trích,…) hay quả bơ, oliu, hạt chia, quả óc chó,…

– Rau củ, trái cây: bạn sẽ luôn cần bổ xung nhiều rau xanh và trái cây (súp lơ xanh, táo, dâu tây, cà chua, ớt chuông,…) trong khẩu phần ăn mỗi ngày của mình để vừa cung cấp những dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, vừa cải thiện tình trạng bệnh, giúp giảm triệu chứng khó tiêu, chướng bụng.

– Ngoài ra, bạn cần duy trì một chế độ tập luyện nhẹ nhàng, vừa phải (tham khảo ý kiến của bác sĩ) để giúp làm chậm sự phát triển của polyp và giúp tinh thần thoải mái hơn.