Giang mai là bệnh xã hội có tác động nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của các bệnh nhân đồng thời cũng là nguyên nhân gây suy thoái chất lượng sống của cộng đồng. Có rất nhiều ý kiến cho rằng mức độ nguy hiểm của giang mai chỉ đứng sau HIV/ AIDS. Vậy, nguyên nhân bệnh giang mai xuất phát từ đâu? Hãy cùng chúng tôi nghiên cứu và làm rõ vấn đề trên như một cách thức để phát hiện nguyên nhân và phòng tránh lây nhiễm giang mai.
Nguyên nhân bệnh giang mai thường gặp
Nguyên nhân bệnh giang mai thường gặp
Đối tượng thường xuyên đứng trước nguy cơ bị nhiễm giang mai là nam và nữ giới trong độ tuổi hoạt động tình dục mạnh và không sử dụng các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm an toàn. Các chuyên gia phân tích đã các nguyên nhân và chỉ ra những con đường lây nhiễm giang mai như sau:
Quan hệ tình dục không an toàn
Các chuyên gia cho rằng: con đường lây nhiễm phổ biến nhất của giang mai là quan hệ tình dục bừa bãi không có biện pháp phòng ngừa. Giang mai có giai đoạn tiềm ẩn kéo dài từ 1 đến 2 năm, ở giai đoạn này các bệnh nhân hoàn toàn sinh hoạt bình thường và không có biểu hiện gì rõ ràng nên rất dễ lây bệnh cho người khác thông qua con đường tình dục. Thời gian bệnh càng kéo dài càng có ít khả năng lây nhiễm. Có thể nói trong vòng 4 năm đầu tiên của bệnh, giang mai có khả năng lây truyền cao nhất.
Lây nhiễm qua đường máu
Vì giang mai có giai đoạn tiềm ẩn nên khi các bệnh nhân truyền máu hoặc sử dụng chung bơm kim tiêm với người khác, hoàn toàn có khả năng lây lan soắn khuẩn giang mai sang những người khác.
Lây nhiễm quan đường truyền từ mẹ sang con
Người mẹ bị nhiễm giang mai thường có xu hướng lây nhiễm sang con trong quá trình mang thai thông qua nhau thai. Khác với hình thức lây nhiễm qua đường tình dục, phụ nữ nếu bị mắc bệnh giang mai khoảng trên 4 năm sẽ ít có khả năng lây lan sang người khác qua đường tình dục. Nhưng lại hoàn toàn có khả năng lây lan cho con của mình. Có một điều hết sức đặc biệt của bệnh giang mai là: thông qua các lần sinh đẻ, các biểu hiện giang mai của người mẹ có dấu hiệu nhẹ dần đi.
Người mắc giang mai thường phải đối mặt với các nguy cơ như: sẩy thai, đẻ non, nhiễm trùng thai nhi…
Lây bệnh thông qua các tiếp xúc gián tiếp
Thường xuyên sử dụng chung các đồ vật với người bị nhiễm giang mai như: khắn tắm, bài chải đánh răng, bồn cầu, nhà tắm… sẽ có nguy cơ bị lây nhiễm soắn khuẩn giang mai rất cao. Nguyên nhân là trong điều kiện môi trường bên ngoài cơ thể nóng, ẩm khiến soắn khuẩn giang mai vẫn tồn tại và lây bệnh cho người sử dụng tiếp theo.
Phòng ngừa bệnh giang mai
Theo các chuyên gia tại phòng khám phụ khoa Quốc Tế, nắm bắt được nguyên nhân phát sinh và phòng ngừa bệnh là cách tốt nhất để bạn bảo vệ sức khỏe mình cũng như người thân của mình. Sau đây chúng tôi xin tư vấn tới bạn những phương pháp để phòng ngừa bệnh giang mai:
– Quan hệ tình dục thủy chung, lành mạnh, không quan hệ với quá nhiều bạn tình đặc biệt là gái mại dâm
– Đảm bảo an toàn trong quá trình quan hệ tình dục bằng cách sử dụng bao cao su vừa phòng tránh nguy cơ các bệnh xã hội vừa có tác dụng tránh thai hiệu quả.
– Giữ vệ sinh sạch sẽ cơ thể của mình đặc biệt là vùng kín trước và sau khi quan hệ tình dục.
– Tích cực thực hiện lối sống lành mạnh như chế độ ăn uống khoa học, thường xuyên tập thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe.
– Đối với phụ nữ khi biết mình bị mắc giang mai, tuyệt đối không nên có thai để tránh lây nhiễm từ mẹ sang con.