Tầm soát ung thư bằng xét nghiệm máu là cách để phát hiện sớm ung thư. Tuy nhiên, đây có phải là “chìa khóa vạn năng” để tìm ra tất cả các bệnh ung thư hay không, mời bạn cùng tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây.
1. Vì sao cần tầm soát ung thư?
Ung thư là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng của toàn thế giới trong những năm gần đây. Tổ chức Ung thư toàn cầu cho biết, hằng năm, trên thế giới, căn bệnh này đã cướp đi sinh mạng của hơn 8,2 triệu người và ghi nhận thêm 14,1 triệu ca mắc mới.
Ung thư là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng của toàn thế giới
Ung thư là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng của toàn thế giới
Khoảng 65% bệnh nhân ung thư sống ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình. Trong đó, Việt Nam là một trong những quốc gia đang có tỉ lệ người mắc bệnh rất cao với hơn 300.000 bệnh nhân đang sống với căn bệnh ung thư mỗi năm.
Ung thư là một bệnh có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng phương pháp. Tuy nhiên, ở Việt Nam, phần lớn người bệnh đều đến khám khi triệu chứng nghiêm trọng và bệnh đã chuyển sang giai đoạn muộn nên tỉ lệ chữa khỏi bệnh rất thấp.
Tầm soát ung thư là một trong những phương pháp thiết thực, quan trọng để có thể hạn chế được biến chứng bệnh. Khi phát hiện bệnh sớm, cơ hội chữa khỏi bệnh cũng cao hơn. Phác đồ điều trị không quá phức tạp nên người bệnh cũng không tốn kém quá nhiều chi phí điều trị bệnh.
Thời gian điều trị bệnh giai đoạn sớm sẽ cũng ngắn hơn, không kéo dài đầy mệt mỏi như những trường hợp phát hiện bệnh quá muộn. Hơn nữa, tỉ lệ chữa khỏi bệnh cao cũng sẽ giúp tâm lý người bệnh thoải mái hơn nhiều và bệnh tật lúc này sẽ không ảnh hưởng quá nhiều đến chất lượng cuộc sống.
2. Xét nghiệm máu có phải là phương pháp tầm soát ung thư duy nhất?
Rất nhiều người quan niệm rằng, tầm soát ung thư bằng xét nghiệm máu là phương pháp tốt nhất, là “chìa khóa vạn năng” để có thể phát hiện ra tất cả các loại bệnh ung thư. Rất nhiều trường hợp chủ quan tự đi xét nghiệm máu để xem mình có mắc bệnh hay không?
Xét nghiệm máu có thể phát hiện dấu ấn ung thư
Xét nghiệm máu có thể phát hiện dấu ấn ung thư
Tuy nhiên, đây là quan điểm chưa đúng. Khi những tế bào ung thư phát triển, nó có thể sinh ra một số chất vào trong máu khiến nồng độ của một số chất có thể thay đổi. Chẳng hạn, CEA tăng cao có thể do tế bào ung thư đại tràng gây ra, ung thư gan khiến chỉ số AFP tăng hay khi chỉ số CA125 tăng, bạn rất có thể bị ung thư buồng trứng,…
Tất cả những xét nghiệm máu chỉ đóng vai trò là dấu ấn ung thư. Sự thay đổi về các chỉ số trong máu chỉ là một bằng chứng cụ thể để các bác sĩ dựa vào đó, chỉ định làm thêm xét nghiệm chuyên sâu hơn và tổng hợp các kết quả khám mới đưa ra được kết luận cuối cùng.
Có thể lấy ví dụ về chỉ số AFP của ung thư gan. Khi xét nghiệm máu, nếu kết quả chỉ số trên 400ng/ml, bác sĩ không thể khẳng định bệnh luôn mà cần kết hợp siêu âm gan, chụp gan và sinh thiết rồi mới có đủ yếu tố để đưa ra chẩn đoán cuối cùng.
Hoặc đối xét nghiệm máu PSA, nếu kết quả là 4 - 5 được cho là bình thường. Nhưng nếu chỉ số này tăng và lớn hơn 10 thì được cho là bất thường, có thể là dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt hoặc ung thư gan.
Chỉ số xét nghiệm máu chỉ là một phần trong quá trình tầm soát ung thư
Chỉ số xét nghiệm máu chỉ là một phần trong quá trình tầm soát ung thư
Có thể nói, ung thư là một bệnh rất phức tạp với nhiều dạng khác nhau, có khoảng 200 loại ung thư ở tất cả các bộ phận trên cơ thể chúng ta. Nhưng không thể nói rằng tầm soát ung thư bằng xét nghiệm máu là phương pháp để phát hiện ra tất cả các loại ung thư. Mỗi loại ung thư lại có những phương pháp chẩn đoán khác nhau.
Đối với nữ giới, chuyên gia khuyên bạn nên tự kiểm tra hai bên vú sau khi sạch kinh và cần phải đi khám ngay nếu phát hiện những bất thường. Tất cả phụ nữ nên đi khám phụ khoa định kỳ 1 lần/1 năm để bảo vệ sức khỏe.
Đối với nam giới, những đối tượng trên 50 tuổi nên xét nghiệm PSA mỗi năm một lần và nếu chỉ số này cao, bác sĩ sẽ chỉ định làm thêm một số xét nghiệm, siêu âm, sinh thiết để chẩn đoán bệnh.
Đối với những đối tượng có nguy cơ ung thư cao thì việc tầm soát ung thư là vô cùng cần thiết. Một số trường hợp thường xuyên hút thuốc lá, viêm dạ dày, viêm gan mạn tính, béo phì, bệnh đại tràng,… cần đi khám sức khỏe định kỳ.