Trà ngải cứu đã được sử dụng từ lâu nhờ mang lại một số lợi ích cho sức khỏe. Theo dõi bài viết dưới đây để biết “trà ngải cứu có tác dụng gì?”, “cách làm trà ngải cứu có khó không?”.
Cây ngải cứu hay còn gọi là ngải diệp, cây thuốc cứu, cỏ linh li và tên khoa học là Artemisia Vulgaris, thuộc họ cúc. Đây là 1 loại thảo dược rất tốt đối với sức khỏe nhờ hàm lượng dưỡng chất cao bao gồm vitamin A, E, K, các khoáng chất như canxi, kali, sắt và nhiều hợp chất chống oxy hóa như flavonoid, ....
1. Trà ngải cứu có tác dụng gì?
Cây ngải cứu có tính ấm, vị cay và đắng, mang đến các tác dụng như:
Chống lo âu, trầm cảm: Hợp chất thực vật flavonoid trong cây ngải cứu có tác dụng cải thiện tâm trạng bồn chồn, lo lắng, giúp giảm căng thẳng, từ đó chống lo âu và trầm cảm hiệu quả.
Hỗ trợ giảm cân: Trà ngải cứu cũng hỗ trợ giảm cân rất tốt nhờ các vitamin nhóm B giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất và đốt cháy chất béo lắng đọng trong cơ thể.
Trà ngải cứu
Trà ngải cứu có tác dụng hỗ trợ giảm cân
Cải thiện các vấn đề về tiêu hóa: Trà ngải cứu được biết đến là cải thiện các vấn đề liên quan đến tiêu hóa, đặc biệt là đầy hơi, khó tiêu. Ngoài ra cũng kích thích nhu động ruột nên trị táo bón rất tốt.
Điều hòa kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh: Trong cây ngải cứu có chứa một số hợp chất rất tốt với tử cung phụ nữ, giúp điều hòa kinh nguyệt, giảm cơn đau bụng kinh.
Tăng cường chức năng não bộ: Các hợp chất chống oxy hóa trong trà ngải cứu rất tốt đối với chức năng não bộ, giúp giảm căng thẳng, cải thiện trí nhớ và phòng ngừa một số bệnh như Alzheimer.
Tăng cường sức khỏe miễn dịch: Cùng với các chất chống oxy hóa, ngải cứu cung cấp nhiều loại vitamin giúp tăng cường sức khỏe miễn dịch, loại bỏ các gốc tự do và sản xuất nhiều tế bào bạch cầu, nhờ đó phòng ngừa bệnh tật.
Bảo vệ thị lực: Trà ngải cứu cung cấp đáng kể hàm lượng vitamin A để cải thiện thị lực, phòng ngừa một số bệnh về mắt như thoái hóa điểm vàng. Ở những bệnh nhân lớn tuổi bị đục thủy tinh thể, ngải cứu cũng giúp làm chậm sự tiến triển của bệnh.
Tốt cho xương: Các khoáng chất bao gồm canxi, kali, sắt có trong ngải cứu rất tốt cho xương vì làm tăng mật độ xương, cải thiện độ bền của xương, giúp xương phát triển và phòng ngừa một số bệnh về xương như loãng xương.
An thần, hỗ trợ giấc ngủ: Trà ngải cứu được biết đến là thức uống giúp an thần và hỗ trợ giấc ngủ rất tốt nhờ loại bỏ căng thẳng, bổ thần kinh.
2. Cách làm trà ngải cứu đơn giản
Bạn có thể tham khảo cách làm trà ngải cứu đơn giản như sau:
Bước 1: Cắt ngọn cây ngải cứu (khoảng 1⁄3 phần trên của nhánh cây), có thể dùng thêm phần rễ.
Bước 2: Pha loãng nước muối ấm để ngâm cây ngải cứu vừa thu hoạch, rửa sạch bụi bẩn bám trên cây. Sau đó vớt ra và đem phơi khô trong bóng mát cho đến khi thật khô.
Bước 3: Chặt nhánh cây ngải cứu thành từng khúc nhỏ, cho vào chảo cùng với lá cây, rang khô đến khi lá và thân chuyển màu vàng, có mùi thơm thì tắt bếp, để nguội. Có thể cất vào lọ thủy tinh đậy kín để bảo quản. Pha trà ngải cứu rất đơn giản, chỉ cần cho ngải cứu khô vào nước sôi ngâm trong 10 phút, bỏ bã và thêm đường hoặc mật ong để thưởng thức.
Trà ngải cứu
Nên bảo quản lá cây ngải cưu trong lọ thủy tinh đậy kín
3. Một số lưu ý khi sử dụng trà ngải cứu
Mặc dù ngải cứu có nhiều tác dụng rất tốt đối với sức khỏe nhưng việc lạm dụng có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như. Lưu ý khi sử dụng trà ngải cứu bao gồm:
Phụ nữ đang mang thai hoặc nuôi con cho bú không được sử dụng trà ngải cứu vì chất thujone trong đó có thể gây sảy thai và một số hợp chất khác có thể bài tiết qua sữa mẹ, không tốt cho trẻ sơ sinh.
Một số người có cơ địa dị ứng có thể bị dị ứng với phấn hoa ngải cứu với các biểu hiện như phát ban, sưng họng, lưỡi, môi, đau dạ dày hoặc da bị kích ứng.
Tóm lại, trà ngải cứu từ lâu đã được sử dụng như 1 thức uống yêu thích đối với nhiều người, đặc biệt là phụ nữ vì giúp điều hòa kinh nguyệt và giảm đau bụng kinh. Ngoài ra còn hỗ trợ giảm cân, cải thiện các vấn đề về tiêu hóa, trí nhớ. Tuy nhiên, quá lạm dụng thức uống này vì có thể gây hại cho sức khỏe.