Return to site

Bị viêm tuyến sữa khi cho con bú thì phải điều trị như thế nào?

Chào bác sĩ, em năm nay 25 tuổi sinh con lần đầu tiên và đang có hiện tượng bị viêm tuyến sữa. Cho em hỏi nếu như mẹ bị viêm tuyến sữa thì có nên tiếp tục cho con bú hay không và điều trị như thế nào ạ. Em cảm ơn bác sĩ

Chào bác sĩ, em năm nay 25 tuổi sinh con lần đầu tiên và đang có hiện tượng bị viêm tuyến sữa. Cho em hỏi nếu như mẹ bị viêm tuyến sữa thì có nên tiếp tục cho con bú hay không và điều trị như thế nào ạ. Em cảm ơn bác sĩ

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi thắc mắc về hệ thống PK Đa Khoa Quốc Tế. Với thắc mắc của bạn chúng tôi xin được giải đáp như sau:

Viêm tuyến sữa hay còn gọi là viêm tuyến vú là tình trạng thường gặp gây ra sự khó chịu, đau đớn cho người mẹ và ảnh hưởng đến quá trình cho con bú, nhất là trong 6 tuần đầu sau khi sinh. Nếu như bạn mới đang chỉ ở giai đoạn đầu với những biểu hiện như đau, ngứa và bắt đầu sưng đỏ thì vẫn có thể tiếp tục cho con bú. Tuy nhiên, bạn nên dùng tay xoa bóp xung quanh bầu ngực, chườm nóng vùng bị tắc sữa và sử dụng máy hút sữa hút hết các phần thừa còn lại ở hai bên vú. Nhớ vệ sinh vú thường xuyên trước khi cho con bú nhé.

broken image

Nếu như tình trạng viêm tuyến sữa nặng hơn và có những dấu hiệu như là khi cho con bú có cảm giác nóng rát, sữa không tiết ra được, cơ thể bị sốt, sợ lạnh, mệt mỏi, tuyến sữa ra có mủ thì hãy ngay lập tức dừng ngay việc cho con bú và đi khám ngay để được điều trị. Không nên để tình trạng này kéo dài vì rất dễ gây ra biến chứng nguy hiểm như áp xe vú tại chỗ hoặc nặng hơn là nhiễm trùng huyết gây nguy cơ tử vong cao.

Các phương pháp điều trị viêm tuyến sữa như là:

– Sử dụng thuốc: Sử dụng thuốc kháng sinh để chống lại vi khuẩn gây viêm tuyến sữa, Paracetamol có tác dụng hạ sốt và giảm đau cho mẹ.

– Thực hiện tiểu phẫu: Tiến hành chích rạch một đường nhỏ ở vú để dẫn lưu áp xe vú trong trường hợp hình thành áp xe.

Có một điều bạn cần lưu ý đó là nếu như tình trạng viêm vẫn đang nhẹ thì bạn vẫn nên cho con tiếp tục bú. Bởi vì nếu ngưng cho con bú thì các mầm bệnh có thể di chuyển lan vào sữa còn lại trong vú và làm nghiêm trọng hơn tình trạng nhiễm trùng. Còn nếu như bị đau quá và không thể cho con bú thì nên tiến hành vắt bỏ sữa ra ngoài.

Viêm tuyến sữa thường bắt nguồn từ nguyên nhân như cho con bú không đúng tư thế khiến con khó bú làm bé lôi kéo mạnh vùng đầu vú gây viêm nhiễm, tắc ống dẫn sữa, đã từng bị viêm vú trước đó, mặc áo ngực quá chật và sử dụng miếng dán ngực,… vì vậy mẹ nên vệ sinh vú thường xuyên và cho con bú đúng cách, đều hai bên để tránh trường hợp viêm nhiễm xảy ra.