Return to site

Chế độ ăn cho người đái tháo đường type 2

Đối với bệnh lý đái tháo đường, chế độ ăn là vấn đề quan trọng nhất, chủ chốt nhất trong quá trình điều trị và kiểm soát bệnh. Vậy chế độ ăn cho người mắc đái tháo đường type 2 như thế nào?

Đối với bệnh lý đái tháo đường, chế độ ăn là vấn đề quan trọng nhất, chủ chốt nhất trong quá trình điều trị và kiểm soát bệnh. Vậy chế độ ăn cho người mắc đái tháo đường type 2 như thế nào?

1. Ý nghĩa của chế độ ăn đối với người mắc đái tháo đường type 2

Đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, có đặc điểm tăng glucose huyết do khiếm khuyết về tiết insulin, về tác động của insulin, hoặc cả hai.

Tăng glucose mạn tính trong thời gian dài gây nên những rối loạn chuyển hóa carbohydrate, protide, lipid, gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt ở tim và mạch máu, thận, mắt, thần kinh. Đái tháo đường có nhiều thể khác nhau, trong đó đái tháo đường type 2 chiếm tỉ lệ nhiều nhất, với cơ chế bệnh sinh là tình trạng kháng insulin.

Do đó, trong giai đoạn đầu của quá trình điều trị đái tháo đường type 2, bệnh nhân chỉ cần kết hợp giữa chế độ ăn thích hợp và hoạt động thể lực điều độ là có thể kiểm soát được bệnh.

broken image

2. Nguyên tắc về chế độ ăn đối với bệnh nhân đái tháo đường type 2

Về mặt nguyên tắc, bệnh nhân đái tháo đường type 2 không có loại thức ăn nào là tuyệt đối không được ăn, mà chỉ là hạn chế một số loại thức ăn nhất định.

Chế độ ăn của bệnh nhân đái tháo đường type 2 cần hạn chế carbohydrate nhưng vẫn phải đảm bảo cân đối giữa ba thành phần chính là carbohydrate, lipid và protein, nhằm cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và năng lượng, đồng thời thành phần bữa ăn cần sử dụng đa dạng thực phẩm, đặc biệt là nên chứa nhiều các loại thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, chất xơ, hạn chế muối.

Hạn chế ăn muối

Người bệnh cần hạn chế ăn quá nhiều muối trong các bữa ăn hằng ngày

Người bệnh cần ăn đủ ba bữa mỗi ngày, tuyệt đối không được bỏ bữa, và trong trường hợp cần thiết có thể chia thành các bữa ăn nhỏ nhằm tránh hiện tượng tăng đường huyết sau ăn.

Nhu cầu năng lượng cho bệnh nhân đái tháo đường type 2 phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như tuổi, giới, mức độ lao động và thể trạng, trong đó các thành phần chính của chế độ ăn cung cấp năng lượng gồm carbohydrate, lipid và protein.

Carbohydrate: Vốn được biết đến dưới tên gọi quen thuộc là “chất bột đường”, là thành phần nên hạn chế trong chế độ ăn của bệnh nhân đái tháo đường type 2. Lượng năng lượng do carbohydrate cung cấp nên chiếm 50 - 60% tổng số năng lượng cần thiết, tuy nhiên cần lưu ý rằng không phải carbohydrate trong các loại thức ăn đều có sự chuyển hóa như nhau. Chỉ số đường huyết (glycemic index - GI) của thực phẩm là chỉ số phản ánh tốc độ làm tăng đường huyết của thực phẩm đó sau khi ăn, và chỉ số này được phân thành ba mức thấp (từ 55 trở xuống), trung bình (trong khoảng từ 56 tới 69) hoặc cao (từ 70 trở lên). Những thực phẩm có chỉ số đường huyết cao sẽ khiến nồng độ đường huyết sau ăn tăng vọt nhưng sau đó lại giảm rất nhanh, còn những thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp sẽ khiến nồng độ đường huyết tăng từ từ và sau đó cũng hạ dần dần. Bệnh nhân đái tháo đường type 2 cần hạn chế sử dụng thực phẩm có chỉ số đường huyết cao và tiêu thụ ở mức vừa phải các thực phẩm có chỉ số đường huyết trung bình, các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp có thể sử dụng không hạn chế.

Lipid: Lipid là thành phần sẽ cung cấp năng lượng bù lại phần năng lượng của carbohydrate bị cắt giảm, và lipid sẽ cung cấp 25 - 30% tổng số năng lượng cần thiết. Nên sử dụng các acid béo không bão hòa (có nhiều trong các loại dầu thực vật, như dầu đậu nành, dầu mè, dầu hướng dương, dầu olive,...) và hạn chế acid béo bão hòa (có nhiều trong mỡ động vật) để ngăn ngừa các bệnh lý về tim mạch.

Protein: Lượng protein đối với người trưởng thành cần đạt ở mức 0,8 g/kg/ngày, tuy nhiên với bệnh nhân đái tháo đường type 2 kèm theo bệnh lý thận phải điều chỉnh theo chỉ định của bác sĩ. Protein sẽ cung cấp lượng năng lượng chiếm 15 - 20% tổng số năng lượng cần thiết.

Protein

Lượng Protein trong các thực phẩm dung nạp vào cơ thể cần đảm bảo theo mức cho phép

3. Một số thực phẩm tốt cho bệnh nhân đái tháo đường type 2

Một số thực phẩm tốt cho bệnh nhân mắc đái tháo đường type 2, nên được sử dụng trong chế độ ăn là:

Các loại cá giàu chất béo: Cá hồi, cá trích, cá mòi,... là nguồn cung cấp lượng lớn acid béo omega - 3 DHA và EPA - những chất cực kì có lợi cho sức khỏe tim mạch. Những bệnh nhân đái tháo đường type 2 vốn là nhóm đối tượng nguy cơ cao xuất hiện các bệnh lý tim mạch, do đó hãy thường xuyên tiêu thụ các loại cá giàu chất béo trong các bữa ăn.

Các loại rau có lá màu xanh: Rau chân vịt, cải xoăn và các loại rau có lá màu xanh khác là nguồn cung cấp một số vitamin, khoáng chất, các chất chống oxy hóa và đặc biệt là chất xơ.

Trứng: Trứng có thể được coi là loại thực phẩm tốt nhất mà con người có được. Tiêu thụ trứng ở mức độ vừa phải (không quá một quả trứng mỗi ngày) không những thu được những dưỡng chất quý giá mà còn giúp làm tăng độ nhạy của cơ thể với insulin, làm tăng nồng độ HDL, từ đó giúp kiểm soát nồng độ đường huyết tốt hơn và làm giảm nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch. Tuy nhiên tất cả những lợi ích vừa nêu chỉ có được khi tiêu thụ trứng đúng mức và khi ăn phải ăn toàn bộ quả trứng (ăn cả lòng trắng và lòng đỏ của quả trứng).

Các loại hạt: Hạnh nhân, hạt điều, hạt dẻ, hạt dẻ cười, hạt mắc ca,... chứa đầy dưỡng chất, đặc biệt là chất xơ, giúp cải thiện rất tốt tình trạng đường huyết. Các loại hạt cũng là thành phần lý tưởng của chế độ ăn nếu như bệnh nhân cần kiểm soát cân nặng của bản thân.

Dầu olive: Trong các nguồn chất béo, không có loại nào có thể tốt hơn dầu olive, bởi trong một phân tích tổng hợp kết quả từ 32 nghiên cứu khác nhau, duy nhất dầu olive chứng minh được khả năng làm giảm nguy cơ của các bệnh lý tim mạch. Dầu olive cung cấp cho cơ thể acid béo không bão hòa đơn cùng hàng loạt các chất chống oxy hóa khác nhau. Tuy nhiên hãy nhớ chọn loại dầu olive tuyệt đối tinh khiết (extra virgin olive oil), bởi loại dầu olive này mới hàm chứa nguyên vẹn những hợp chất có lợi.

hạt điều

Hạt điều chứa đầy đủ chất dinh dưỡng đặc biệt là chất xơ rất cần thiết cho người bệnh