Return to site

Tinh dịch quá đặc có ảnh hưởng gì không?

Độ đặc của tinh dịch ở mỗi người là khác nhau. Ngoài ra, nó cũng có thể thay đổi theo thời gian hoặc thậm chí từ lần xuất tinh này sang lần xuất tinh khác. Tinh dịch đặc không phải lúc nào cũng là nguyên nhân đáng lo ngại, đặc biệt nếu tình trạng này không xảy ra thường xuyên. Tuy nhiên, nếu tinh dịch thường rất đặc, nó có thể là dấu hiệu cho thấy tuyến tiền liệt hoặc túi tinh có vấn đề bất thường.

Độ đặc của tinh dịch ở mỗi người là khác nhau. Ngoài ra, nó cũng có thể thay đổi theo thời gian hoặc thậm chí từ lần xuất tinh này sang lần xuất tinh khác. Tinh dịch đặc không phải lúc nào cũng là nguyên nhân đáng lo ngại, đặc biệt nếu tình trạng này không xảy ra thường xuyên. Tuy nhiên, nếu tinh dịch thường rất đặc, nó có thể là dấu hiệu cho thấy tuyến tiền liệt hoặc túi tinh có vấn đề bất thường.

1. Tinh dịch đặc có phải là một vấn đề đáng lo ngại?

Thực tế, khá nhiều người có kết cấu tinh dịch đặc quánh tự nhiên, do đó nếu tinh dịch của bạn đột nhiên xuất hiện dưới dạng đặc thì cũng không có gì đáng phải lo ngại. Tuy nhiên, nếu cơ thể kèm theo một số triệu chứng đáng chú ý khác thì bạn cần phải theo dõi hoặc đến khám bác sĩ để được chẩn đoán bệnh cụ thể.

broken image

2. Làm thế nào để nhận biết được tình trạng tinh dịch đặc?

Chúng ta thường khó có thể nhận biết được liệu tinh dịch của mình có bị thay đổi đặc quánh bất thường hay không. Thông thường, ngay sau khi xuất tinh, tinh dịch khỏe mạnh sẽ bắt đầu chuyển sang đặc quánh và cứng lại.

Để biết chắc chắn được tinh dịch có bị đặc quánh hay không, bạn phải thực hiện xét nghiệm phân tích tinh dịch, bao gồm cả xét nghiệm độ nhớt. Dưới đây là những trường hợp nên thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán và cần đến sự chăm sóc y tế:

Tinh dịch đặc hơn nhiều so với bình thường;

Tinh dịch xuất hiện dưới dạng sợi thay vì dạng giọt;

Tinh dịch xuất hiện dưới dạng rất rắn hoặc ở dạng khối.

Tinh dịch

Khá nhiều người có kết cấu tinh dịch đặc quánh tự nhiên

3. Vì sao có nhiều kết cấu tinh dịch khác nhau?

Nhìn chung, mỗi một người đều có kết cấu tinh dịch không giống nhau. Thực chất, mùi vị và kết cấu của tinh dịch bị ảnh hưởng đáng kể bởi tính sinh học độc đáo của cơ thể bạn.

Kết cấu của tinh dịch có thể khác nhau do một số yếu tố sau đây:

Chế độ ăn uống tổng thể;

Lượng vitamin trong cơ thể, nhất là vitamin B12;

Mức độ hoạt động thể chất của một người.

Ngoài ra, một số thói quen khác, chẳng hạn như uống rượu hoặc hút thuốc lá cũng có thể ảnh hưởng đến số lượng và kết cấu tinh dịch của nam giới. Lối sống kém lành mạnh này có thể làm giảm nồng độ và số lượng tinh trùng trong một lần xuất tinh, đồng thời làm giảm mức testosterone tổng thể.

4. Sự ảnh hưởng của xuất tinh đến kết cấu của tinh dịch

Xuất tinh làm cho kết cấu của tinh dịch bị thay đổi ngay sau khi nó ra khỏi dương vật. Tinh dịch sau khi xuất tinh sẽ bắt đầu trở nên đặc quánh và ấm, sau đó nó sẽ chuyển sang lỏng và nguội dần khi tiếp xúc với nhiệt độ không khí bên ngoài trong vòng vài phút.

Ngoài ra, việc xuất tinh thường xuyên cũng có thể làm giảm số lượng tinh dịch và tinh trùng ra khỏi cơ thể bạn trong mỗi lần xuất tinh.

banner image

5. Kết cấu tinh dịch có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản hay không?

Kết cấu tinh dịch đặc thường do một số lượng lớn tinh trùng có hình dạng bất thường, hoặc do nồng độ tinh trùng cao hơn so với nồng độ thông thường.

Mặt khác, nồng độ tinh trùng cao ở nam giới thường giúp cho bạn tình của họ có nhiều khả năng mang thai hơn. Bên cạnh đó, cơ hội thụ thai của bạn và bạn tình cũng được tăng lên đáng kể do tinh dịch đặc ít bị chảy ra ngoài âm đạo hơn.

6. Tinh dịch như thế nào là khỏe mạnh?

Chúng ta không thể đánh giá được sức khỏe của tinh dịch bằng cách quan sát hoặc cảm nhận nó. Tinh dịch quá đặc có thể làm giảm số lượng và sự di chuyển của tinh trùng, tuy nhiên vẫn có nhiều trường hợp có số lượng tinh trùng thấp nhưng tinh dịch của họ dường như bình thường.

Nhìn chung, tinh dịch khỏe mạnh thường có những đặc điểm chính sau đây:

Tinh dịch có màu trắng, xám hoặc vàng;

Có mùi như thuốc tẩy hoặc clo (mùi kiềm nhẹ);

Tinh dịch có kết cấu sền sệt như thạch, sau khoảng 30 phút sẽ chuyển thành dạng nước;

Có vị hơi ngọt.

Cách duy nhất để có thể đánh giá tinh dịch một cách chính xác là phân tích mẫu tinh dịch. Sau khi lấy mẫu tinh dịch, bác sĩ sẽ đưa mẫu đến phòng thí nghiệm để kiểm tra và phân tích. Thông qua kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ biết được một số khía cạnh của sức khỏe tinh dịch, bao gồm:

Thể tích tinh dịch: Giúp xác định được lượng tinh dịch mà cơ thể của một người sản xuất ra. Thông thường, thể tích tinh dịch ở nam giới khỏe mạnh là từ 1,5 – 5 ml.

Nồng độ tinh trùng: Đôi khi còn được gọi là số lượng tinh trùng. Đây là thước đo để đánh giá mức độ tập trung của tinh trùng trong mẫu tinh dịch. Số lượng tinh trùng lý tưởng thường là từ 15 – 20 triệu, hoặc cao hơn.

Hình thái tinh trùng: Giúp xác định được hình dạng và bề ngoài của tinh trùng có bình thường hay không. Nếu ít tinh trùng có hình dạng đều nhau xuất hiện trong một mẫu tinh dịch, điều này cho thấy cơ hội thụ thai thành công sẽ thấp hơn so với bình thường.

Khả năng di chuyển: Giúp đo lường số lượng tinh trùng có thể di chuyển đúng cách. Những con tinh trùng đực khỏe mạnh thường có số lượng chuyển động từ 40 – 50%.

Xét nghiệm tinh dịch

Cách duy nhất để có thể đánh giá tinh dịch một cách chính xác là phân tích mẫu tinh dịch

7. Nguyên nhân dẫn đến tinh dịch quá đặc

Theo kết quả của một cuộc nghiên cứu vào năm 2013 đã cho thấy, khoảng 12 – 29% nam giới được chẩn đoán là có tinh dịch đặc. Tình trạng này có thể xuất phát từ một số nguyên nhân chính sau:

Xuất tinh không thường xuyên: Sau một khoảng thời gian dài không xuất tinh, độ đặc và tổng lượng tinh dịch của bạn có thể tăng lên đáng kể. Nếu bạn lo lắng về độ đặc của tinh dịch, bạn có thể cân nhắc xuất tinh khoảng vài ngày một lần.

Tình trạng mất nước: Nước chính là thành phần chính cấu tạo nên tinh dịch. Chính vì vậy, khi cơ thể không được cung cấp đủ nước có thể làm giảm lượng chất lỏng trong tinh dịch và khiến cho chúng trở nên đặc quánh lại.

Ngoài ra, việc cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể vào mỗi ngày còn giúp điều chỉnh được độ pH, từ đó duy trì được sự cân bằng giữa chất kiềm và axit trong cơ thể cơ người. Mức pH trong cơ thể bạn nên giữ ở mức 7.4. Tuy nhiên, khi bạn không nhận được đầy đủ chất lỏng, hay nói cách khác là bị mất nước, thì nồng độ pH có thể bị rối loạn và mất đi tính cân bằng vốn có. Điều này cũng góp phần làm cho tinh dịch của nam giới trở nên dày đặc hơn, thậm chí ảnh hưởng tiêu cực đến nhiều cơ quan quan trọng khác trong cơ thể.

Dưới đây là một số dấu hiệu phổ biến của tình trạng mất nước, bao gồm:

Kiệt sức;

Cảm thấy khát cực độ;

Lú lẫn;

Chóng mặt;

Thường xuyên đi tiểu;

Nước tiểu có màu sẫm hoặc đậm lại;

Phân có máu hoặc sẫm màu.

Nếu bạn nhận thấy tinh dịch có độ đặc bất thường và kèm theo các triệu chứng của tình trạng mất nước, tốt nhất bạn nên bổ sung nước hoặc chất lỏng đầy đủ vào mỗi ngày, đồng thời theo dõi xem liệu những vấn đề này có được cải thiện hay không.

Sự nhiễm trùng: Bệnh Leukocytospermia là một tình trạng đặc trưng bởi việc xuất tinh với quá nhiều tế bào bạch cầu – những tế bào giúp chống lại sự nhiễm trùng cho cơ thể. Chứng bệnh này cũng có thể làm giảm khả năng sinh sản ở nam giới.

Bệnh Leukocytospermia có thể phát triển mà không rõ nguyên nhân hoặc có thể xảy ra khi cơ thể bạn bị nhiễm trùng, chẳng hạn như bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) hoặc nhiễm trùng ở đường tiết niệu.

Bên cạnh đó, bệnh Leukocytospermia cũng có thể xảy ra do tình trạng stress oxy hóa. Khi tuổi tác con người ngày càng cao sẽ khiến cho các gốc tự do và các loại oxy phản ứng tích tụ lại trong đường sinh dục. Điều này cũng kéo theo sự tích tụ của các tế bào bạch cầu trong đường sinh sản và có thể gây viêm.

Thông thường, chứng bệnh Leukocytospermia có thể được điều trị bằng chất chống oxy hoá hoặc thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, những biện pháp điều trị này có thể làm tăng cơ hội mang thai hay không vẫn chưa thể kết luận chính xác.

Các vấn đề ở tuyến tiền liệt hoặc túi tinh: Thông thường, tinh dịch ở nam giới sẽ được tạo thành từ tinh trùng ở tinh hoàn, dịch tinh từ túi tinh và một lượng nhỏ dịch từ tuyến tiền liệt. Sau đó, tinh dịch sẽ đi qua các ống phóng tinh và vào niệu đạo, nơi nó được xuất tinh.

Một số vấn đề về hoạt động của tuyến tiền liệt hoặc túi tinh có thể khiến cho kết cấu của tinh dịch bị đặc quánh bất thường. Cụ thể, độ đặc của tinh dịch có thể là một dấu hiệu cho thấy túi tinh đang có vấn đề, khiến cho tuyến tiền liệt tiết ra nhiều chất lỏng hơn hoặc có sự thay đổi trong các protein mà tuyến tiền liệt và túi tinh thêm vào tinh dịch.

Một số người có thể gặp phải các triệu chứng khác của các vấn đề ở tuyến tiền liệt, chẳng hạn như đau khi xuất tinh, đau khi đi tiểu hoặc đi tiểu thường xuyên.

Sự mất cân bằng hormone trong cơ thể: Trong tinh dịch có chứa khá nhiều hormone nội tiết tố, bao gồm cả hormone testosterone cùng một số loại hormone steroid đóng vai trò trong việc bảo vệ tinh trùng khi chúng đi qua môi trường axit trong âm đạo của phụ nữ. Bên cạnh đó, các yếu tố như tuổi tác, chế độ ăn uống và cường độ hoạt động thể chất của bạn cũng có thể ảnh hưởng lớn đến sự cân bằng hormone trong cơ thể.

Khi cơ thể bị mất đi sự cân bằng giữa các hormone nội tiết tố có thể khiến cho tinh dịch trở nên đặc hơn bình thường, thậm chí làm biến dạng hình thái của tinh trùng. Một số dấu hiệu và triệu chứng cho thấy cơ thể bạn đang bị mất cân bằng nội tiết tố, bao gồm:

Khó đạt được hoặc giữ được sự cương cứng;

Giảm ham muốn tình dục;

Kiệt sức;

Giảm cân bất thường;

Lông trên cơ thể và khuôn mặt bị rụng bất thường;

Mất cơ bắp;

Tăng mỡ trong cơ thể.

7. Một số lời khuyên giúp tinh trùng của bạn luôn khỏe mạnh

Ngay cả những nam giới khỏe mạnh cũng có thể gặp phải một số vấn đề về tinh dịch hoặc tinh trùng. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể thực hiện một số biện pháp giúp cải thiện được chất lượng tinh dịch của mình.

Một trong những cách hiệu quả để bảo vệ tinh trùng khỏe mạnh hơn là sử dụng chất chống oxy hoá. Tổn thương do quá trình oxy hoá gây ra có thể góp phần khiến cho tinh dịch bị dày đặc hoặc bị nhiễm trùng. Một số cuộc nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, việc sử dụng một số chất chống oxy hóa không kê đơn như vitamin E, vitamin C, coenzyme Q có thể giúp cải thiện được số lượng tinh trùng và chất lượng của tinh dịch.

Ngoài ra, bạn cũng nên tránh tiếp xúc với nhiệt độ quá cao vì nó có thể làm tổn hại đến tinh trùng, chẳng hạn như các phòng tắm hơi hoặc bồn tắm nước nóng. Bên cạnh đó, bạn cũng nên thay đổi lối sống của mình bằng cách:

Duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh;

Mặc quần và quần lót rộng thoáng;

Hạn chế uống rượu bia;

Ăn nhiều trái cây tươi và rau quả;

Không hút thuốc lá.

8. Bạn nên đến gặp bác sĩ khi nào?

Bạn sẽ cần đến sự chăm sóc y tế nếu trong các trường hợp sau:

Tinh dịch đặc bất thường trong hơn một ngày và không có dấu hiệu cải thiện sau khi áp dụng những biện pháp chăm sóc tại nhà, chẳng hạn như uống nhiều nước hơn;

Có một số triệu chứng như đau khi đi tiểu, tăng tần suất đi tiểu, đau khi quan hệ tình dục;

Gần đây có quan hệ tình dục không an toàn với người có nguy cơ hoặc đã bị STI, hoặc người chưa làm xét nghiệm STI trong 6 tháng qua;

Không thể khiến cho bạn tình mang thai sau 6 – 12 tháng cố gắng.

Khi cảm thấy chất lượng tinh dịch của bản thân có vấn đề, khách hàng có thể đến với Trung tâm Hỗ trợ sinh sản - PK Đa Khoa Quốc Tế. Đây là trung tâm hàng đầu Việt Nam được xây dựng và áp dụng quy trình điều trị phối hợp thăm khám toàn diện, kết hợp cả nam khoa và sản phụ khoa để đưa ra phương pháp tối ưu cho từng trường hợp của người bệnh.